LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KÍNH ÁP TRÒNG BAN ĐÊM ĐIỀU TRỊ: CẬN LOẠN THỊ( Kính ORTHOR- K)

11 May 2021

Đeo kính áp tròng ban đêm là phương pháp điều trị tật khúc xạ không phẫu thuật đang được áp dụng ngày càng rộng rãi hiện nay. Kính áp tròng ban đêm có khả năng hạn chế tăng  độ cận, giúp người bị cận thị có thị lực tốt cho mọi hoạt động bình thường vào ban ngày.

· Khi bệnh nhân quyết định đặt kính áp tròng ban đêm, cần thực hiện một quy trình khám toàn diện về các thông số như độ khúc xạ, bề dày giác mạc,...;

· Tuân thủ chế độ bảo quản, giữ gìn kính tránh bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm;

· Trước khi dùng kính cần phải rửa tay bằng xà phòng, lau khô tay, sử dụng nước rửa kính chuyên dụng để không gây nhiễm khuẩn cho mắt;

· Nếu tháo - đặt kính không đúng cách có thể gây sưng, cộm mắt, mờ mắt. Khi gặp triệu chứng này, bệnh nhân cần ngừng sử dụng kính, đi khám lại tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt;

· Người sử dụng kính áp tròng ban đêm cần ngủ đủ giấc, ít nhất 6 - 8 tiếng/đêm để hôm sau có thị lực tốt;

· Thay kính đúng hạn định, không đeo quá thời hạn sử dụng của kính;

 

· Tái khám định kỳ: Tái khám 1 tuần,1 tháng ,3 tháng ,6 tháng sau khi đeo kính lần đầu tiên.

Đeo kính áp tròng ban đêm là biện pháp hữu hiệu để điều chỉnh các tật khúc xạ. Khi lựa chọn phương pháp trị liệu này, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tái khám định kỳ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất, tránh nguy cơ biến chứng

Bác sĩ CK2 Nguyễn Thành Tuấn  đã có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa. Bác sĩ được đào tạo chuyên sâu về khúc xạ, Phó Giám đốc bệnh viện Mắt Bắc Ninh trực tiếp khám và điều trị tại 26 Hoàng Tích Chù-Ninh Xá Bắc Ninh.

Last modified on Tuesday, 11 May 2021 15:03
Default Theme
Layout
Body
Background Colorddd
Text color
Top
Background Color
Text color
Bottom
Bottom Background Image
Background Color
Text color