ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

14 February 2020

ĐIỀU TRỊ CẬN THỊ

 

Khi mắc Cận thị - hiện nay có 3 phương pháp điều trị  sau:
1. Đeo kính gọng
2. Đeo kính tiếp xúc ( còn gọi là kính áp tròng), lo

ại đeo ban ngày và   có cả loại kính áp tròng đeo đêm để điều trị cận thị ( gọi kính Ỏrtho K). Các phương pháp này đã được nghiên cứu áp dụng tại Vn vài năm nay, tuy giá thành khá đắt!
3. Phẫu thuật chỉnh TKx trên giác mạc ( bao gồm Lasik và SMILE), chỉ tiến hành từ 18t trở lên sau 6 tháng cận thị không tăng số nữa, thích hợp với một số người làm các ngành nghề không muốn đeo kính gọng

Mỗi phương pháp trên đều có ưu điểm và nhược điểm của nó, nhưng hiện tại đeo kính gọng là p.pháp rẻ tiền, phổ biến, dễ áp dụng
và tiện dụng nhất, thích hợp nhất với trẻ em các nước đang phát triển, trong đó có VN, tuy nó cũng có nhược điểm là bị hạn chế thị trường khi nhìn qua cạnh kính, đôi khi bị méo hình( nếu số cao). Việc đeo kính không chỉ giúp người mắc TKx nhìn rõ hơn mà còn góp phần bảo vệ mắt khỏi bụi, vi khuẩn, côn trùng và chấn thương nữa. Vậy phải đeo kính thế nào cho đúng?Đeo kính phải chấp hành 1 số nguyên tắc cơ bản sau:
1. Phải đeo kính đủ số sau khi được bác sỹ khám xác định. Đeo kính non số sẽ làm cận thị tiến triển nhanh hiện. Điều này đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chúng minh và vừa qua tại Hội nghị cận thị quốc tế tổ chức ở TP HCM 11/2018 cũng được các chuyên gia quốc tế khẳng định! Ngược lại, nếu đeo kính quá số sẽ làm mắt luôn nhức mỏi, chảy nước mắt, có thể cả đau đầu.
2. Phải đeo kính thường xuyên, trừ lúc ngủ và lúc tắm. Nghiên cứu của chúng tôi phối hợp với tổ chức quốc tế HKI tại huyện Xuân trường Nam định trên học sinh 3 trường PTCS cùng độ tuổi, cùng lớp học , cùng điều kiện học tập và sinh hoạt thấy rằng nhóm các em không đeo kính thường xuyên có nguy cơ tăng số cận thị gấp 1,83 lần (RR) so với nhóm các em có đeo kính thường xuyên sau thời gian theo dõi 6 tháng. Báo cáo này đã được trình bày tại Hội nghị ngành Nhãn khoa VN 11/2018 vừa qua và được tặng giải Nhì.
Riêng các trường hợp cận thị nhẹ dưới -2,0D thì khi đọc sách viết gần có thể bỏ kính, còn tất cả các trường hợp khác nên đeo kính thường xuyên.
3.một số trường hợp tuy đã đeo kính nhưng vẫn không đạt thị lực cao nhất, loại trừ các ca có tổn thương thực thể ở các môi trường quang học của mắt như sẹo đục giác mạc, đục thể thủy tinh, đục dịch kính nhiều, hoặc các tổn thương võng mạc và dây TK thị giác
thì có thể mắt đó bị nhược thị ( nói nôm na là mắt chưa biết cách nhìn)Vì vậy, những trường hợp này cần hàng ngày bịt che mắt tinh hơn để tập nhìn bằng mắt kém hơn, mỗi ngày cần tập ít nhất 4-6 giờ tại nhà dưới sự giám sát của cha , mẹ hoặc tại các cơ sở chăm sóc mắt khác. Việc tập mắt phải tiến hành hàng ngày kiên trì tới khi thị lực mắt kém tăng lên bằng mắt tốt hơn,
4. Sau khi đã đeo kính, người bệnh nên đi khám lại cứ 3-6 tháng 1 lần để theo dõi thị lực và tình trạng TKx của mắt có tiến triển không để kịp thời điều chỉnh.
5. Phải biết cách bảo vệ kính tránh bị trầy xước, mẻ gãy: không úp mặt kính xuống mặt các vật cứng khác như bàn ghế, khi tháo kính nên dùng 2 tay để tránh gọng bị doãng rộng gây lỏng kinh, không dùng xà phòng để lau rửa kính...
Cuối cùng , xin chúc các bạn và gia đình luôn có đôi mắt sáng để học tập làm việc và hưởng thụ cuộc sống nhé

Bs chuyên khoa 2:Nguyễn Thành Tuấn

 

Last modified on Friday, 03 April 2020 03:44
More in this category: « ĐEO KÍNH CẬN NÊN ĐỌC
Default Theme
Layout
Body
Background Colorddd
Text color
Top
Background Color
Text color
Bottom
Bottom Background Image
Background Color
Text color